Son môi chứa chì – và sự thật chúng ta cần biết - Mỹ Phẩm Hàng Hiệu Pháp - "Paris in your bag"


Son môi chứa chì – và sự thật chúng ta cần biết

05/04/2017
Son môi chứa chì – và sự thật chúng ta cần biết

Son môi là loại đồ makeup cơ bản và là vật bất ly thân mà cô gái nào cũng có. Tuy nhiên, nỗi lo của các bạn gái là son môi chứa chì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nhan sắc của phái đẹp. Việc lựa chọn son nào chứa ít chì và tránh làm thâm môi luôn được khá nhiều cô gái quan tâm.


Có một sự thật mà chúng ta cần phải biết – Hầu hết các thỏi son đều có chì
Bạn vẫn đang lo lắng rằng chì trong son sẽ làm ảnh hưởng đến làn da và nhan sắc của mình, thực tế có một điều đáng buồn là hầu hết trong tất cả các loại son đều chứa chì. Bởi nếu không có chì, son của bạn sẽ trôi rất nhanh và không giữ được màu. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá, chì là một khoáng chất tự nhiên nên nó có mặt trong mọi thứ ta dùng thường ngày. Chì có trong mỹ phẩm chỉ là do nguyên liệu có chứa khoáng chất chì oxit, lượng chì này chứa trong son chỉ ở lượng vài phần triệu nên thường không được ghi trong danh mục thành phần.
Và khoảng vài năm trở lại đây khi FDA công bố danh sách nồng độ chì trong hơn 400 mẫu son được test (xem bảng cuối ở đây, thông tin chính thức tại web của FDA: http://www.fda.gov/cosmetics/productandingredientsafety/productinformation/ucm137224.htm chúng ta lại nháo nhào hoảng hốt và hàng loạt lời đồn mới ra đời:
1. Các loại son đắt tiền như Chanel, Lancome, Dior… hay các dòng makeup chuyên nghiệp như MAC, Make Up Forever… rất nhiều chì, làm thâm môi. Những cây son dòng phổ thông như Wet n Wild, Burt’s Bees, Covergirl, Revlon… thì ít chì
2. Son càng đậm càng nhiều chì, son càng giữ màu lâu càng nhiều chì, son matte nhiều chì hơn son thường…..

 

 1. Vàng không thể thử được chì trong son
Nếu thử chà xát lên thành phần sáp, thành phần chiếm hàm lượng lớn trong mỹ phẩm, trên một trang giấy trắng bằng các kim loại khác nhau thì kết quả cũng xuất hiện những vệt đen tương tự. Vàng, bạc, đồng hay hợp kim thiếc khi thử son theo cách trên cũng có thể tạo ra những vệt đen. Vì vậy, không thể kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng cách nêu trên. Để làm được việc này, cần sự hỗ trợ của máy móc và phải tuân theo các quy trình thực nghiệm phức tạp, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng ở người thực hiện, vì các kim loại này có hàm lượng rất nhỏ (từ vài phần triệu trở xuống
 

2. Môi thâm tất cả là do son? Chưa chắc!
Môi thâm có nhiều nguyên nhân  (thiếu nước, thiếu chất, hút thuốc lá, bệnh tật, bẩm sinh, và lão hóa) nên cũng không thể đổ hết tội lỗi lên đầu cây son. Nhưng việc ngày nào cũng đè lên môi 1 đống son màu, tối về k tẩy trang cho môi, k tẩy tế bào chết cho môi, môi bị áp bức trong hóa chất lại không được thở thì xấu là tất yếu rồi. Chỉ nên dùng son trong những dịp đặc biệt, nếu dùng hàng ngày thì chú ý dưỡng môi, tẩy trang, tẩy tế bào chết thì cũng không phải lo lắng gì nhiều.
 

3.  Giá tiền của cây son không liên quan đến lượng chì 
Xem trong danh sách của FDA có thể thấy son highend đắt tiền hay dòng son bình dân drugstore đều được trải đều cả top đầu và top cuối.

 4.    Nhãn hiệu của cây son không liên quan đến lượng chì 
Hiện giờ có khá nhiều bạn bán mp lợi dụng việc WetnWild có 1 cây son chiếm thứ hạng 400/400 ít chì nhất, và pr sai lệch khiến mọi ng tưởng son nào của hãng WetnWild cũng không có chì, giá lại quá bèo có 120k 130k (son này hàng fake rất nhiều)
Không nên có định kiến son của hãng này là nhiều chì, của hãng kia thì ít chì. Thậm chí 1 hãng luôn cố gắng xây dựng hình ảnh thuần thiên nhiên như Burt’s Bees cũng dính vài cây son trong top lượng chì cao. Lượng chì không phải là hằng số cố định trong tất cả son của 1 hãng. 
VD1: mọi người rất hay đồn nhau son MAC nhiều chì lắm, ngay cả các em best-seller của MAC cũng có định kiến thế luôn, nhưng trong list top 30 cây son có chì cao nhất không có cây nào của MAC mà chủ yếu nằm ở khu vực hạng 160 trở xuống, thậm chí có những cây lượng chì thấp đến mức gần như k chì (lead-free)
VD2: Loreal có 1 loại son với lượng chì cao thứ 2, cũng có cây son đứng hạng 399 trên 400.
 

5.  Màu son và textures son không liên quan đến lượng chì 
VD1: Không phải son đậm là nhiều chì. Chẳng hạn cây son quán quân về lượng chì cao nhất là Maybelline Pink Petal là 1 màu hồng rất nhẹ nhàng :)) Các bạn nào k dám đánh son đậm bao giờ vì sợ hư môi hãy suy nghĩ lại.
VD2: Không phải son càng lâu trôi càng nhiều chì. Top chì thấp gần như lead-free có rất nhiều son matte siêu lâu trôi của MAC, Clinique, Rimmel…Có 8 trong top10 cây son có chì cao nhất là son có textures bóng, ẩm, mướt mà chúng ta vẫn thường có thiện cảm hơn so với son matte. Vậy nên bạn nào có định kiến với son lâu trôi, son lì hãy xóa lệnh cấm vận đi nha.
Rồi xong về các lời đồn. Về cái list của FDA đã dẫn link ở trên, nếu không thấy tên cây son của mình trong list đừng có vội mừng vì cây son của mình an toàn mà có thể là nó chưa lọt vào list ngẫu nhiên đem thử nghiệm của FDA thời điểm 2010 mà thôi.
Còn nếu thấy cây son yêu quí rơi vào top nhiễm chì cao thì cũng đừng lo lắng, vì FDA đã giải thích thế này “Lipstick, as a product intended for topical use with limited absorption, is ingested only in very small quantities. We do not consider the lead levels we found in the lipsticks to be a safety concern“. 

Viết bình luận của bạn: